Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Lịch Sử Kendo

Khi nhìn lại lịch sử của Kendo, có nhiều mốc quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua. Điểm đầu tiên là sự hình thành của kiếm Nhật. Kiếm Nhật có hình dạng như ngày nay được xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ thứ 11 (Giữa thời kỳ Heian (794-1185), nó có lưỡi sắc bén với sống hơi cong lên (được gọi là Shinogi). 

Lịch Sử Kendo


Nguyên bản của nó có lẽ được mô phỏng từ vũ khí của những người kỵ binh trong cuộc chiến tranh ở phía bắc Nhật Bản trong suốt thế kỷ thứ 9. Kể từ đó, kiếm Nhật được sử dụng rộng rãi và kỹ thuật rèn kiếm cũng được phát triển một cách nhanh chóng trong suốt giai đoạn đầu của thời đại các Samurai (Cuối thời kỳ Kamakura ở thế kỷ thứ 13).

Sau khi cuộc chiến tranh Onin xảy ra vào nửa cuối thời kỳ Muromachi (1392-1573), nước Nhật đã rơi vào tình trạng hỗn loạn suốt hơn 100 năm. Trong suốt giai đoạn này, rất nhiều võ đường dạy Kenjutsu đã được thành lập. Vào năm 1543,súng trường đã được mang vào Tanegashima (một hòn đảo nằm ở phía cực nam của Nhật Bản). 

Kiếm Nhật lúc đó vẫn được rèn theo phương pháp đúc Tatarafuki với bột sắt chất lượng cao thu được trên những bãi bồi ven sông. Tuy nhiên không lâu sau đó, một số lượng súng lớn cũng được sản xuất ra thành công nhờ sử dụng loại bột sắt này với cùng phương pháp đúc. 

Lịch Sử Kendo

Với kết quả này, những cuộc chiến với giáp trụ nặng dù chiếm ưu thế trước đó nhưng nay đã nhanh chóng chuyển sang những cuộc đối đầu tay đôi nhẹ hơn. Từ những kinh nghiệm chiến đấu thực tế như vậy đã dẫn đến sự phát triển và chuyên môn hoá cho việc rèn kiếm cũng như những kỹ thuật rèn kiếm bằng tay một cách tinh xảo và những kỹ thuật này vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay thông qua các võ đường, các lò khác nhau, chẳng hạn như phái Shikage-ryu và phái Itto-ryu.

Nhật Bản bước vào giai đoạn tương đối thanh bình bắt đầu từ giai đoạn đầu của thời kỳ Edo (1603-1867). Trong suốt giai đoạn này, kiếm thuật đã được chuyển biến từ những kỹ thuật giết người sang việc phát triển hoàn thiện con người thông qua tư tưởng (đạo), ví dụ như Katsunin-ken không chỉ bao hàm những lý thuyết về những đường kiếm mạnh mẽ mà nó còn bao hàm những tư tưởng về đời sống kỷ luật của các Samurai. 

Lịch Sử Kendo

Những tư tưởng này đã được biên soạn công phu, tỉ mỉ trong những cuốn sách nói về nghệ thuật chiến đấu ở giai đoạn đầu của thời kỳ Edo. Ví dụ như: cuốn Heiho Kadensho của Yagyu Munenori; cuốn Fudochi Shinmyoroku của Priest Takuan và được giải thích lại rõ ràng trong cuốn sách của Yagyu Munenori là “Ken to Zen” (Kiếm pháp và Phật giáo); hay như cuốn “Gorin-no-sho” của Miyamoto Musashi. Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn sách khác về những học thuyết kiếm đạo được phổ biến trong suốt giai đoạn giữa và nửa cuối của thời kỳ Edo. Rất nhiều trong số đó đã trở nên kinh điển và có ảnh hưởng lớn đến những người tập Kendo ngày nay

Những cuốn sách này được phổ biến nhằm truyền đạt đến các Samurai sống mà không quan tâm đến cái chết. Các Samurai đã hàng ngày nghiên cứu những cuốn sách và được truyền đạt những tư tưởng này, sống một cuộc sống khổ hạnh, trao dồi tu dưỡng tư tưởng và dâng hiến bản thân mình cho cái hay, cái đẹp của võ đạo, học để phân biệt giữa cái đẹp và cái xấu, học để trong trường hợp khẩn cấp sẵn sàng dâng hiến sinh mạng của mình cho gia tộc và chủ nhân của mình. Tinh thần Bushido (võ sỹ đạo) được hình thành trong suốt giai đoạn này và được phát triển trong suốt 246 năm thanh bình của thời kỳ Tokugawa. Thậm chí sau sự sụp đổ của chế độ phong kiến, tinh thần võ sỹ đạo đó vẫn tồn tại trong tư tưởng của người Nhật Bản.

Lịch Sử Kendo

Khi giai đoạn hoà bình vẫn được tiếp tục, trong khi Kenjutsu phát triển thêm nhiều kỹ thuật đẹp mắt mới được đúc kết từ những kỹ thuật chiến đấu thực tế, Naganuma Shirozaemon-Kunisato của phái Jiki-shinkage đã thành lập và phát triển ra một kỹ thuật đánh kiếm mới. Trong suốt thời kỳ Shotoku (1711-1715) Naganuma đã phát triển ra Kendo-gu (các phương tiện bảo vệ) và sáng lập ra phương pháp huấn luyện sử dụng Shinai (kiếm tre). Đây chính là tiền thân của Kendo ngày nay. 

Sau đó, trong suốt thời kỳ Horeki (1751-1764), Nakanishi Chuzo-kotake của phái Itto bắt đầu phương pháp huấn luyện sử dụng Men bằng sắt (Men-mũ bảo vệ đầu) và Kendo-gu được làm bằng tre, phương pháp này đã nhanh chóng trở nên thông dụng trong các võ đường chỉ sau một thời gian ngắn. Trong thời kỳ Kansei (1789-1801), các cuộc thi đấu giữa các võ đường đã trở nên phổ biến và các Samurai thường đi ra các vùng bên ngoài để tìm kiếm những đối thủ mạnh hơn nhằm hoàn thiện kỹ năng của mình.

Trong nửa cuối của thời kỳ Edo (bắt đầu từ thế kỷ thứ 19), nhiều loại dụng cụ tập luyện mới đã được sáng tạo ra ví dụ như Yotsuwari Shinai (Kiếm tre được ghép lại từ bốn thanh tre). Cây Shinai mới này có độ co dãn tốt hơn, bền hơn và nó đã được dùng thay thế cho Fukuro Shinai (kiếm tre theo đúng nghĩa đen và có bao kiếm bên ngoài). Đồng thời, Do (Giáp che cơ thể) đã được gia cố thêm bằng da và được quét sơn bên ngoài. 

Lịch Sử Kendo

Trong thời kỳ này có 3 Dojo (võ đường) lớn được biết đến như là “3 võ đường lớn của thời kỳ Edo – Three Great Dojos of Edo”, đó là Genbukan được dẫn dắt bởi Chiba Shusaku, Renpeikan được dẫn dắt bởi Saito Yakurovà Shigakkan được dẫn dắt bởi Momoi Shunzo. Chiba cố gắng hệ thống hoá các kỹ thuật tập luyện (Waza) của kiếm tre từ 68 kỹ thuật của Kenjutsu, những điểm được cho là nổi bật nhất. Những kỹ thuật này như là Oikomi-men và Suriage-men và rất nhiều các kỹ thuật khác được đặt tên bởi Chiba vẫn đang được sử dụng cho đến ngày nay.

Sau cuộc cách mạng Meiji năm 1868, tầng lớp Samurai đã bị xoá bỏ và việc đeo kiếm đã bị cấm. Với kết quả này, rất nhiều các Samurai đã bị không có việc làm vàKenjutsu đã suy tàn một cách nhanh chóng. Sau đó, cuộc xung đột Seinan bắt đầu vào năm thứ 10 của thời kỳ Meiji (1877), đó là sự kháng cự của các Samuraichống lại Chính phủ nhưng đã không thành công, tuy nhiên nó được xem như đã mang lại sự phục hồi của Kenjutsu ngay chính trong lòng lực lượng cảnh sát thủ đôTokyo. 

Vào năm thứ 28 của thời kỳ Meiji [1829], tổ chức Dai-Nippon Butoku-Kai được thành lập với tư cách là một tổ chức quốc gia để đẩy mạnh sự phục hồi củaBujutsu trong đó có cả Kenjutsu. Trong khoảng thời gian 1899, Bushido, được coi như là những tài liệu về các suy nghĩ và triết lý của các Samurai, đã được phổ biến và dịch sang tiếng Anh. Nó đã có sức thuyết phục và ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Trong năm đầu tiên của thời kỳ Taisho [1912], tổ chức Dai-Nippon Teikoku Kendo Kata (sau đó được đổi tên thành Nippon Kendo Kata) được thành lập và sử dụng từ Kendo. Sự thành lập của Kendo Kata đã đem lại sự thống nhất rất nhiều võ đường, nhằm mang lại tồn tại và phát triển các kỹ thuật và tinh thần của kiếm đạo Nhật Bản, đồng thời để đưa ra những biện pháp sửa những lỗi sai do sử dụng tập luyện kiếm tre và chuẩn hoá những điểm đánh không đúng. Nó cũng nhấn mạnh rằng kiếm tre được thay thế cho kiếm thật trong tập luyện và cũng phải được đối xử như kiếm thật.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Kendo đã bị tạm dừng dưới sự chiếm đóng của quân đồng minh. Trong năm 1952, khi Liên đoàn Kendo Nhật Bản(All Japan Kendo Federation) được thành lập, Kendo mới sống lại và tiếp tục phát triển. Kendo ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự giáo dục ở trường học và rất nhiều người già, trẻ, gái, trai đều yêu thích, có hàng triệu người ở mọi lứa tuổi đang tham gia tập luyện Kendo đều đặn. 

Ngoài ra, Kendo cũng đang được yêu thích trên toàn thế giới, có ngày càng nhiều người tập Kendo tại các nước. Liên đoàn Kendo quốc tế (The International Kendo Federation – FIK) được thành lập vào năm 1970 và giải Vô địch Kendo Thế giới được tổ chức 3 năm một lần và lần đầu tiên tại Nippon Budokan trong cùng năm đó. Vào tháng7 năm 2003, giải Vô địch Kendo Thế giới lần thứ 12 được tổ chức tại Glasgow, Scotland. Những người tập Kendo đến từ 41 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau.

Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | 100 Web Hosting